Quy định về nhận dạng sản phẩm đáng tin cậy đang khiến hệ thống nhận dạng trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất. Hiện nay, QR code đang được ứng dụng rất phổ biến trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các nhà máy sản xuất. Vậy mã QR code có khác gì so với mã vạch truyền thống? ưu nhược điểm của nó ra sao? Và ứng dụng của mã QR code trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nhà máy như thế nào?
Hệ thống mã QR được Denso Wave phát minh măm 1994 để cho phép quét các bộ phận với tốc độ cao. Ban đầu nó được ứng dụng để theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất. Trải qua nhiều thập kỉ cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay mã QR đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả các ứng dụng theo dõi thương mại, ứng dụng hướng tới sự tiện lợi cho những người sử dụng điện thoại di động và ứng dụng trong các nhà máy sản xuất.
Mục lục nội dung
1. QR code có khác biệt gì so với mã vạch truyền thống?
QR Code (mã QR) là viết tắt của Quick response code ( Mã phản hồi nhanh), hoặc có thể gọi là Mã vạch ma trận (Matrix-barcode) hay Mã vạch 2 chiều (2D). Đây là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được. QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị máy móc hay phần mềm.
Mã vạch truyền thống là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Có 2 điểm khác biệt cơ bản giữa QR code và mã vạch truyền thống:
- Về lượng dữ liệu: Nếu mã vạch truyền thống chỉ có khả năng chứa tối đa 20 ký tự thì mã QR lại có thể chứa đến 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số. Điều này cho phép QR code truyền tải lượng thông tin nhiều hơn.
- Về kích thước: Nếu so sánh về kích thước có thể nhận thấy rõ QR code chiếm ít không gian hơn so với mã vạch truyền thống nên sẽ chiếm ít diện tích hơn và cũng mang tính thẩm mỹ cao hơn.
Đọc thêm: Barcode là gì? tìm hiểu chung về barcode
2. Ưu và nhược điểm của mã QR code
Ưu điểm của QR code
- QR code có khối lượng lưu trữ thông tin lớn, phù hợp với các sản phẩm rất nhỏ hoặc bề mặt tròn, nơi có rất ít chỗ để đánh dấu.
- Mã QR có thể được đánh dấu trực tiếp vào một phần của sản phẩm (không có nhãn) bằng các phương pháp in hoặc dập nổi khác nhau. Nó có thể được in kim, laser hoặc in bằng máy in phun hoặc truyền nhiệt.
- QR code có thể hoạt động trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau: nhựa, giấy, kim loại…và khi quét mã QR thì bạn có thể quét theo bất kỳ hướng nào (từ 0 độ – 360 độ)
- Việc sửa lỗi khi đọc QR Code rất cao do thuật toán dự phòng thông tin và sửa lỗi, thậm chí có thể bù đầy đủ 25-30% hoặc thiệt hại của các trường dữ liệu.
Nhược điểm của mã QR code
- Để đọc được mã QR code cần toàn bộ bề mặt của mã ( không chỉ là một phần của nó) được giải mã.
- QR Code chỉ có thể được đọc với tiếp xúc trực quan. Các máy ảnh ẩn không thể đọc được QR Code. Ngay cả khi có một đường ngắm, bạn chỉ có thể đọc QR Code trong một khoảng cách đọc cụ thể.
Đọc thêm: Bạn đã biết về các loại mã vạch thông dụng này?
3. Ứng dụng của mã QR code trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các nhà máy sản xuất
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các nhà máy sản xuất đang là vấn đề nóng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nhất là với những nhà máy sản xuất linh kiện, điện tử đòi hỏi nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng, độ chính xác cao trong toàn bộ quy trình, dễ truy xuất các công đoạn khi xảy ra sự cố.
Muốn vậy thì hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm không thể thiếu các công nghệ định danh, mà một trong số đó phải để đến QR code. Vậy ứng dụng của mã QR code trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các nhà máy như thế nào?
Tất cả các linh kiện điện tử, thành phần sản phẩm đầu vào sẽ được gắn các mã QR code để hệ thống máy có thể nhận dạng được. Sau khi hoàn thành bước đầu này, các mã sẽ gắn với các linh kiện, thành phần trong toàn bộ quy trình sản xuất. Cứ đi qua mỗi công đoạn, các thông tin trong mã sẽ được lưu lại trong hệ thống máy chủ, đảm bảo có thể theo dõi và minh bạch được từng khâu. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể chủ động cập nhật nhật ký điện tử ghi chép và lưu trữ mọi hoạt động đã và đang diễn ra trong dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó khi ứng dụng mã QR code trong hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn giúp doanh nghiệp cải thiện độ chính xác của dữ liệu, tăng lượng thông tin lưu trữ và giảm bớt những sai phạm không đáng có.
Bên cạnh việc ứng dụng QR code thì các nhà máy còn có thể sử dụng các công nghệ định dạng khác như: RFID (Radio Frequency Identification- Nhận dạng qua tần số vô tuyến), bluetooth…
Đọc thêm: Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nhà máy- xu hướng tất yếu của thời đại