Ứng dụng công nghệ 4.0 trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong truy xuất nguồn gốc  sẽ giúp minh bạch thông tin trong cả “vòng đời” của sản phẩm, thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời chống lại gian lận thương mại. Vậy hiện nay đã và đang có những công nghệ nào được ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

ung-dung-cong-nghe-4-0-trong-truy-xuat-nguon-goc-san-pham

Mục lục nội dung

1. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm- cần thiết và cấp bách

Để hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nhà máy được hoàn chỉnh và tối ưu thì ứng dụng IoT là việc làm cô cùng cần thiết và cấp bách. Nhất là trong thời đại hiện nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được đẩy mạnh, yêu cầu của người tiêu dùng và các cơ quan quản lý về an toàn, chất lượng và sự minh bạch của sản phẩm ngày càng cao.

Với việc IoT trong giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói chung và các nhà máy sản xuất nói riêng:

  • Minh bạch thông tin sản phẩm
  • Thuận lợi cho công tác quản lý
  • Tiết kiệm chi chí, tối ưu nguồn lực
  • Chống gian lận thương mại
  • Truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác,  phát hiện những khiếm khuyết để chủ động cải tiến, khắc phục, từ đó tham gia kiểm soát chất lượng sản phẩm.
  • Tiến sâu hơn trong việc thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó nâng cao vị thế doanh nghiệp.

Đọc thêm: Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nhà máy- xu hướng tất yếu của thời đại

2. Các giải pháp công nghệ 4.0 được ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

2.1. Blockchain 

Công nghệ thời kỳ 4.0 cho phép con người sáng tạo, ứng dụng vào rất nhiều hệ thống quản lý hiện đại và thông minh. Trong đó, công nghệ blockchain được các chuyên gia ví như cuộc cách mạng vượt trội.

Blockchain (công nghệ chuỗi – khối), là hệ thống cơ sở dữ liệu dạng khối cho phép doanh nghiệp lưu trữ và truyền tải thông tin một cách an toàn. Bằng một hệ thống mã hóa phức tạp thì các khối thông tin sẽ được liên kết với nhau và được quản lý trực tiếp bởi những bên tham gia chứ không phải thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Đồng thời các khối thông tin này sẽ hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. 

ung-dung-cong-nghe-4-0-trong-truy-xuat-nguon-goc-san-pham

 

Chính vì khả năng tuyệt vời đó mà hiện nay công nghệ blockchain đã được ứng dụng trong nông nghiệp cụ thể là truy xuất nguồn gốc trên toàn bộ chuỗi cung ứng giúp truy xuất và lưu trữ các giao dịch. Giải pháp này thực sự là cấp bách, Nhất là khi hiện nay sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng ngày càng tràn lan. Không doanh nghiệp nào muốn sản phẩm của mình bị đánh giá như nhau, bị đánh đồng hàng tốt với hàng kém chất lượng. Người tiêu dùng lại càng không muốn sử dụng những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình,

Việc ứng dụng công nghệ blockchain sẽ giúp quản lý toàn bộ quy trình từ nuôi trồng, chăm sóc, vận chuyển, lưu trữ, chế biến… cho đến khi hàng hóa lên kệ theo thời gian thực. Tất cả thông tin này sẽ được ghi lại và được theo dõi một cách sát sao, giúp các nhà sản xuất kiểm soát tốt hơn hoạt động trong chuỗi. Dưới đây là một ví dụng về cách mà blockchain truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi cung ứng thủy sản: 

ung-dung-cong-nghe-4-0-trong-truy-xuat-nguon-goc-san-pham

Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm như Tập đoàn bán lẻ của Pháp-Auchan, Tập đoàn siêu thị lớn thứ 2 thế giới- Nestle và Carrefour…

Đọc thêm: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nhà máy và 4 điều doanh nghiệp có thể chưa biết 

2.2. Bigdata

Big Data là các tập thông tin có khối lượng rất lớn ( cấu trúc hoặc phi cấu trúc), đa dạng và phức tạp đến mức mà các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, và xử lý trong một khoảng thời gian nhất định. 

ung-dung-cong-nghe-4.0-trong-truy-xuat-nguon-goc-san-pham

 Big Data được sử dụng trong việc lưu trữ các thông tin dùng cho giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng nhanh quá trình và lượng thông tin được truyền tải chỉ qua một lần quét mã QR-Code.

Vì khối lượng thông tin trong chuỗi cung ứng là rất lớn thậm chí có thể nói là khổng lồ. Nếu các thông tin vẫn được lưu trữ một cách truyền thống (bằng file tài liệu, ghi chép bằng sổ sách) thì sẽ rất dễ dẫn đến việc thất lạc hay sai sót. Không chỉ vậy, cách lưu trữ này còn gây ra lãng phí nhân công và thời gian, gây chậm trễ cho cả quá trình.Khi ứng dụng bigdata, tất cả những thông tin cần thiết sẽ lưu trữ nhanh chóng, thuận tiện. Quá trình lưu trữ của thông tin trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ diễn ra như sau:

Thu thập dữ liệu  → Sắp xếp dữ liệu → Phân tích dữ liệu→  Phân phát dữ liệu.

Bên cạnh đó Big data còn ẩn chứa rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất (data mining) thành công sẽ giúp rất nhiều cho việc nắm bắt xu thế trong kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán trong tương lai.

2.3. AI

AI (Artificial intelligence- trí thông minh nhân tạo) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. 

AI được áp dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm để nhận diện các mã QR code vì nó có khả năng truy xuất nhanh, chính xác và không bị hạn chế lưu trữ thông tin lớn. Bên cạnh đó AI còn giúp nhà quản lý dễ dàng nhập liệu và tìm số liệu, chuyển đổi phương thức lưu trữ từ truyền thống sang hiện đại. Vì một QR truy xuất đạt chất lượng không đơn thuần là đưa thông tin về tên, khối lượng, thời gian gieo trồng và hạn sử dụng mà phải cho thấy độ an toàn về các hợp chất, thời gian cách ly phân bón, thuốc trừ sâu của một nông sản. Các mã quét này được đưa lên một hệ thống truy xuất gồm các hoạt động định danh sản phẩm, thu thập lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm với thời gian chính xác.

ung-dung-cong-nghe-4-0-trong-truy-xuat-nguon-goc-san-pham

Bên cạnh đó, Chính việc áp dụng AI mới có thể giúp người nông dân dễ dàng áp dụng phương pháp truy xuất nguồn gốc điện tử. Bởi nông dân vẫn có thể ghi chép bằng tay quá trình sản xuất, sau đó chỉ cần hệ thống quét và AI nhận diện chữ viết tay, các thông tin truy xuất hoàn toàn có thể đưa lên hệ thống. Nhờ vậy, phương pháp truy xuất mới có thể được triển khai rộng rãi

Đọc thêm: Vì sao cần truy xuất nguồn gốc sản phẩm? Khó khăn trong hoạt động này tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

3. TSF – hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tích hợp nhiều giải pháp công nghệ thông minh

TSF – giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nhà máy (Traceability Smart Factory – TFS) là tinh hoa trí tuệ của đội ngũ kỹ sư và chuyên gia gày kinh nghiệm đến từ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP SAO MAI (SSG).  Giải pháp này được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay như: C++, python, Machine learning, Neural & network, AI…cùng với đó là các công nghệ  định danh sản phẩm  RFID, QR- code, Bluetooth. Chính điều này đã khiến TFS sở hữu những khả năng vượt trội:

  • Quản lý nguyên liệu đầu vào/ra & thành phẩm
  •  Thu thập dữ liệu realtime theo thời gian thực & quản lý vận hành sản xuất tại từng công đoạn
  • Thống kê, báo cáo số liệu sản xuất
  • Kiểm soát & xử lý sự cố
  •  Tổng hợp xử lý Dữ liệu lớn 
  •  Phân tích và chẩn đoán lưu trữ dữ liệu bằng đám mây và AI
  • Linh động mặt hàng sản xuất, điều kiện sản xuất
  • Giám sát vận hành hệ thống, điều khiển từ xa

ung-dung-cong-nghe-4.0-trong-truy-xuat-nguon-goc-san-pham

Doanh nghiệp sản xuất sở hữu hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp sẽ nhận được một chuỗi các giá trị. Hệ thống này hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến liên tục quy trình sản xuất, đạt được tiêu chuẩn chất lượng, tăng trách nghiệm và sự tham gia của tất cả các bộ phận liên quan. Nhờ hệ thống báo cáo trực quan hóa theo thời gian, người quản lý có thể liên tục theo dõi và cải thiện các quy trình sản xuất, tránh các vấn đề xảy ra và có phương án dự phòng thu hồi ngay từ đầu. Bên cạnh đó doanh nghiệp được cung cấp các công cụ để xem xét và phân tích dữ liệu suốt quá trình sản xuất theo khoảng thời gian, sự thay đổi toàn bộ hoặc một phần cấu trúc sản phẩm chỉ với vài cú click chuột.

Quy trình vận hành được diễn ra như sau:

  1. Định danh sản phẩm bằng RFID, QR-code
  2. Dựng CSDL, cài đặt các module thu thập dữ liệu
  3. Kết nối tín hiệu tới máy móc sản xuất
  4. Đào tạo người vận hành, sử dụng hệ thống

Từ đó giúp nhà máy xây dựng môi trường làm việc toàn diện, tự động hóa quá trình làm việc. Cho đến thời điểm hiện tại, giải pháp này của SSG đã được triển khai trong nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy…thỏa mãn được yêu cầu truy xuất sản phẩm lại hiệu quả, dễ dàng vận hành với một mức chi phí hợp lý.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP SAO MAI

Địa chỉ: Tầng 4, Lucky Building, 81 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 056789.77.55

Email:  info@saomaisoft.com

Website: https://www.fasolutions.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/saomaisoft