Kiểm soát chất lượng (QC) sản xuất là một quá trình đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong thời đại hiện nay, khi kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển thì việc kiểm soát chất lượng lại càng được các doanh nghiệp quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích lợi ích cũng như các giải pháp kiểm soát chất lượng trong kỷ nguyên số.
Mục lục nội dung
1. Sự khác biệt giữa “đảm bảo chất lượng” và “kiểm soát chất lượng”
Nhiều người cho rằng “Đảm bảo chất lượng” và “kiểm soát chất lượng” là một. Tuy nhiên đây lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Về bản chất, kiểm soát chất lượng (QC) là định hướng sản phẩm trong khi đảm bảo chất lượng (QA) là định hướng quá trình.
Nói cách khác, “đảm bảo chất lượng” sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa các sai phạm, đảm bảo các kỹ thuật, phương pháp hay quy trình được thực hiện một cách chính xác. Bên cạnh đó, QA còn theo dõi và xác minh các quá trình quản lý và sự phát triển phần mềm để phòng chống các khiếm khuyết.
Trong khi đó, “kiểm soát chất lượng” sản xuất lại tập trung vào việc xác định lỗi. QC đảm bảo các kỹ thuật, phương pháp hay quy trình được sử dụng một cách chính xác. Hoạt động kiểm soát chất lượng trong sản xuất được thực hiện để giám sát và xác minh phần mềm có đáp ứng được được tiêu chuẩn chất lượng hay không. Kiểm soát chất lượng sản xuất sẽ được thực hiện sau để đảm bảo chất lượng.
2. Lợi ích của việc kiểm soát chất lượng sản xuất
Kiểm soát chất lượng sản xuất là quá trình đảm bảo rằng mọi sản phẩm doanh nghiệp sản xuất đều đạt tiêu chuẩn chất lượng được xác định trước. Do vậy, khi hoạt động này được tiến hành một cách nghiêm ngặt thì chất lượng sản phẩm chắc chắn sẽ đáp ứng được mong đợi và yêu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích như sau:
- Củng cố lòng trung thành của khách hàng
- Nâng cao vị thế trên thị trường
- Có thêm nhiều khách hàng mới
- Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
- Giảm thiểu rủi ro thu hồi sản phẩm
Đọc thêm: Giới thiệu hệ thống máy và phần mềm kiểm soát chất lượng sản phẩm
3. Cách kiểm soát chất lượng sản xuất
3.1. Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp sẽ tự đặt ra những tiêu chuẩn riêng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc lựa chọn các tiêu chí cần đồng bộ để đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra được thống nhất. Đồng thời, các tiêu chuẩn này cũng cần phải được đo lường một cách khách quan dựa trên một số đầu mục như: Nguyên vật liệu sản xuất, hoạt động chế tạo, thi công, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm, tiêu về thiết kế.
Bên cạnh đó, để quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến yêu cầu từ thị trường và một số tiêu chuẩn trong các ngành nghề để đảm bảo kiểm soát chất lượng toàn diện:
- Các tiêu chuẩn quốc tế như: ASTM, FDA, ASME, JIS, DIN, ISO, NEMA,TEMA…
- Những quy định của các nước sở tại Việt Nam về chất lượng của sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp bạn đang áp dụng như: Những thông tư, các tiêu chuẩn TCVN, các quy chuẩn QCVN, Nghị định do Chính phủ ban hành,
- Các yêu cầu chung của nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến.
3.2. Xác định số lượng sản phẩm cần được kiểm tra
Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể kiểm tra rất nhiều sản phẩm hoặc lô. Đơn giản là sẽ không có thời gian hoặc nguồn lực cần thiết để kiểm tra từng sản phẩm đơn lẻ trong dây chuyền sản xuất. Thay vào đó, để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất doanh nghiệp sẽ phải suy nghĩ cẩn thận về số lượng sản phẩm thử nghiệm để có được mẫu chính xác.
Đọc thêm: Hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy hỗ trợ quản lý chất lượng như thế nào?
3.3. Chọn lựa phương pháp kiểm soát chất lượng sản xuất
Có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm: kiểm tra ngẫu nhiên, kiểm tra 20 lô cuối cùng và phân tích chúng để tìm ra các khiếm khuyết. Dù bạn chọn phương pháp nào, doanh nghiệp cần dành thời gian để suy nghĩ về quá trình sản xuất và những khó khăn riêng đang phải đối mặt. Sau đó suy nghĩ về phương pháp hoặc cách thức nào sẽ hiệu quả nhất trong việc giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề này và sau đó tiến hành theo hướng đó.
3.4. Đào tạo nhân viên kiểm soát chất lượng
Doanh nghiệp không chỉ đơn giản là đào tạo nhân viên về cách quản lý chất lượng sản phẩm chung chung, mặc dù đây chắc chắn là một phần của nó. Mà bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần hướng dẫn họ về tiêu chuẩn chất lượng của mình.
Trong trường hợp, doanh nghiệp muốn tạo một đội QC thì cần đầu tư đáng kể thời gian và nguồn lực để đào tạo nhân viên về các tiêu chuẩn và mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu sẵn sàng thực hiện khoản đầu tư này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có một đội nhóm kiểm soát chất lượng sản xuất xuất sắc.
3.5. Kiểm tra và đánh giá
Để có thể đảm bảo được quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất luôn thực sự phù hợp với tiến trình hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần phải thường xuyên đo lường, đánh giá kết quả số liệu:
- Những kết quả ghi nhận không phù hợp bởi các cuộc đánh giá nội bộ và bên ngoài
- Những ghi nhận không phù hợp trong suốt quá trình vận hành
- các phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm
3.6. Tiếp nhận những phản hồi từ các nguồn bên ngoài
Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm cần thực hiện. Từ những ý kiến phản hồi bên ngoài, doanh nghiệp sẽ biết được những vấn đề vẫn còn tồn tại khiến khách hàng chưa thực sự hài lòng về sản phẩm. Từ đó để phân tích ra, tìm những hướng giải quyết hiệu quả.
4. Áp dụng IoT kiểm soát chất lượng sản xuất
Một số công cụ/ giải pháp phổ biến được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản xuất hiện nay bao gồm:
- Kiểm soát quy trình bằng thống kê (SPC): giám sát và kiểm soát chất lượng bằng cách theo dõi số liệu sản xuất. Nó giúp các nhà quản lý chất lượng xác định và giải quyết các vấn đề trước khi sản phẩm rời khỏi nhà máy.
- Six Sigma sử dụng năm nguyên tắc chính để đảm bảo các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không có lỗi.
- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất là hoạt động thu thập và quản lý thông tin từ giám sát nguyên liệu / đầu tư vào, chất lượng hoàn thiện từng đoạn, để đóng gói, vận chuyển, bàn giao cho khách hàng.
Đọc thêm: Tìm Hiểu Về IIot Và Ứng Dụng Của Nó Trong Sản Xuất