Thiet ke chua co ten 6

Khó khăn trong việc phân loại sản phẩm trong dây chuyền sản xuất

Trong thời đại phát triển như hiện nay, việc kiến tạo không ngừng để tăng hiệu suất là yêu cầu tiên quyết để các doanh nghiệp tạo dựng chỗ đứng vững chắc, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Ảnh hưởng do covid-19 gây ra càng khiến các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi nhanh hơn để nâng cao dây chuyền sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường, hoàn thành các đơn hàng đúng hạn, chất lượng tốt, nhanh chóng và hiệu suất cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một trong những bài toán khó mà nhà sản xuất phải giải đó vấn đề về xếp sắp và phân loại các sản phẩm đầu vào.

Thiet ke chua co ten 7 Vậy vì sao nó là một bài toán cần các nhà sản xuất phải giải quyết? Có giải pháp giúp nhà sản xuất tối ưu hóa điều này? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Những khó khăn gặp mà doanh nghiệp gặp phải:

Gián đoạn quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là một chuỗi các công việc nối tiếp nhau chính vì vậy chỉ cần gián đoạn một mắt xích trong quá trình sản xuất cũng sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Trong dây chuyền sản xuất việc phân loại các sản phẩm không chính xác sẽ làm gián đoạn đến quá trình sản xuất cũng như sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong khâu bàn giao thành phẩm đến tay khách hàng.

Lãng phí nguyên vật liệu sản xuất

Trong nhà máy khi hệ thống và chu trình sản xuất không hiệu quả (thực hiện sản xuất hiệu quả, năng suất thấp và nhân công thiếu kinh nghiệm, kiến thức) cũng sẽ gây ra việc không đảm bảo được tính tối ưu hóa lợi nhuận cho Doanh nghiệp

Làm tăng chi phí sản xuất

Trong hầu hết các nhà máy sản xuất hiện nay, việc phân loại các sản phẩm trong dây truyền chủ yếu đang được áp dụng theo phương pháp thủ công, đó là: sử dụng con người để quan sát và phân loại sản phẩm.

Việc sử dụng mắt thường quan sát và phân loại sản phẩm có thể gặp khó khăn đối với những sản phẩm mang tính đặc thù, đặc biệt đối với những linh kiện điện tử thường có kích thước rất nhỏ và các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật để đánh giá cũng rất phức tạp.

Do đó, tại khâu kiểm tra, phân loại này thường sẽ mất nhiều chi phí thuê nhân công cũng như tiến độ, hiệu quả sản xuất chưa đạt được mức tối ưu, hiệu suất công việc thấp dẫn đến nhiều chi phí phát sinh và làm tăng chi phí sản xuất.

Cost increase 1

Giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Với nhịp điệu của nền kinh tế như hiện nay, hiệu suất thấp sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như không thể phát triển các sản phẩm mới, thời gian giao hàng không đúng hạn,… điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bạn so với các doanh nghiệp khác.

Công việc dễ gây nhàm chán

Đối với các công việc đơn điệu, nhàm chán lặp đi lặp lại, không có tính thử thách sẽ khiến nhân viên cảm thấy chán nản với công việc hiện tại và dẫn đến nghỉ việc.

Thiet ke chua co ten 6

Rủi ro cao

Con người và máy móc khác nhau đó là con người có cảm xúc còn máy móc thì không, chính vì điều này mà khi bị tác động bởi yếu tố bên ngoài con người dễ dẫn đến các sai lầm, điều này mang đến rủi ro cao trong việc hoạt động sản xuất. Nói dễ hiểu là khi con người có cảm xúc tiêu cực thì dễ dẫn đến nhưng sai lầm trong công việc.

Năng suất sản xuất thấp, quy trình sản xuất chưa tối ưu và phụ thuộc nhiều vào nhân công là gia tăng rủi ro về hiệu quả, chất lượng vận hành và sâu xa hơn sẽ ảnh hưởng tới tương lai phát triển mở rộng cũng như khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trong giai đoạn tự động hóa đang phát triển và được ứng dụng rộng rãi như hiện nay.

 

Vậy giải pháp nào có thể giúp nhà sản xuất có thể giúp nhà sản xuất giải được bài toán khó đó? Giải pháp sẽ được SAOMAI SOLUTION giải đáp vào bài kế tiếp. Theo dõi https://www.fasolutions.vn/ để cập nhập tin tức thường xuyên.