Giảm chi phí năng lượng- mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay

Nhiều doanh nghiệp đã và đang lỏng lẻo trong hoạt động quản lý năng lượng dẫn đến chi phí năng lượng không ngừng tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Giảm chi phí năng lượng không còn là một phạm trù mà đã trở thành bài toán và mối quan tâm của các tổ chức, cơ sở nói chung. Vậy chi phí năng lượng là gì? Nó có tác động như thế nào đến doanh nghiệp và làm thế nào để giảm chi phí năng lượng? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Mục lục nội dung

1. Chi phí năng lượng là gì?

Chi phí năng lượng (CPNL) là một trong các chi phí sản xuất – vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả một cuộc thăm dò về Tiêu thụ Năng lượng của NFIB (Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia, Mỹ), chi phí năng lượng là một trong ba chi phí kinh doanh hàng đầu của 35% doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, nhiều thông tin đã chỉ ra rằng ở nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có những thời điểm chi phí năng lượng chiếm đến hơn 60% giá thành của sản phẩm.

Đọc thêm: Quản lý năng lượng là gì? Tất tần tật về quản lý năng lượng

2. Chi phí năng lượng – mối lo ngại của doanh nghiệp

Theo Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề ra mục tiêu phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể, năm 2015, năng lượng tiêu thụ toàn quốc của Việt Nam khoảng 55 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2020 đạt khoảng 100 – 110 triệu TOE năng lượng sơ cấp và đạt khoảng 310 – 320 triệu TOE vào năm 2050.

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực năng lượng, như nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao, gây áp lực lớn đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời, cũng tạo sức ép lớn cho nền kinh tế về vốn đầu tư cho ngành lượng. Hoạt động quản lý năng lượng chưa hiệu quả cộng thêm CPNL tăng cao đã tạo sức ép không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

1ac146e062e6b4b8edf7

Chi phí năng lượng không ngừng tăng cao khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm nhiều hoạt động trong các cơ sở sản xuất hay vận hành nhà máy. Kéo theo đó là doanh thu, lợi nhuận và khả năng/ lợi thế cạnh tranh trên thị trường bị sụt giảm. Thông tin mà Bộ Công Thương gửi tới báo chí chiều 13/4/2021 cho thấy, chi phí năng lượng đối với nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. Chi phí năng lượng không ngừng tăng cũng là minh chứng cho việc doanh nghiệp chưa quản lý hiệu quả sử dụng gây lãng phí năng lượng từ đó góp phần làm ảnh hưởng đến môi trường.

Đọc thêm: Kiểm toán năng lượng là gì? Tầm quan trong của kiểm toán năng lượng trong công nghiệp

3. Nguyên nhân làm gia tăng chi phí năng lượng

Trước khi đi đến kết luận làm thế nào để giảm CPNL thì doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ có những tác nhân nào đã và đang khiến CPNL của doanh nghiệp mình không ngừng gia tăng. Có thể kể đến là:

  • Lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn hoặc chưa coi trọng vấn đề quản lý năng lượng dẫn đến việc không hành động hoặc hành động một cách hời hợt, chưa đúng trọng tâm giải quyết vấn đề. Các khảo sát cho thấy 48% doanh nghiệp trên toàn cầu không có kế hoạch quản lý năng lượng, và số lượng này ngày càng tăng khi quy mô các công ty sụt giảm.
  • Những người chịu trách nhiệm quản lý năng lượng chưa nắm bắt được chuyên môn
  • Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, không hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng.
  • Hạn chế về năng lực tài chính nên chưa thể chuyển đổi công nghệ, kỹ thuật, thay thế thiết bị dây chuyền cũ, lạc hậu bằng dây chuyền mới hiệu quả về mặt năng lượng hơn.

4. Các giải pháp giảm chi phí năng lượng hiệu quả

Để giảm chi phí năng lượng, các doanh nghiệp cần nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện việc hoạch định chiến lược phát triển ngành năng lượng, quy hoạch năng lượng, xây dựng năng lượng, tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bên cạnh đó cũng cần  xây dựng và vận hành quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Quỹ sẽ là nơi cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi, thủ tục thông thoáng nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay thế máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất theo hướng hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường…

41a345105b168d48d407

Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo một số giải pháp quản lý năng lượng hay kiểm toán năng lượng để giảm CPNL như:

  • Phát triển một nhóm quản lý năng lượng công nghiệp
  • Tiến hành Kiểm toán Năng lượng
  • Xây dựng chiến lược sử dụng thiết bị, máy móc
  • Sử dụng giải pháp hệ thống tiết kiệm năng lượng
  • Tiến hành kiểm tra hệ thống HVAC
  • Tiến hành các giải pháp cách nhiệt
  • Sử dụng nguồn ánh sáng tiết kiệm năng lượng
  • Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

Cụ thể tại: Top 8 cách tiết kiệm năng lượng công nghiệp hiệu quả nhất hiện nay, 10 chiến lược quản lý năng lượng mà nhà quản lý không nên bỏ qua

5. Lợi ích của việc giảm chi phí năng lượng

Thực hiện đồng bộ các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết giảm chi phí năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro và tăng lợi nhuận kinh doanh.

Theo đó, khi áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, chi phí sản xuất – vận hành sẽ giảm, cho phép doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn, đồng thời có thể tối ưu giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc cải tiến các thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại, tối ưu hiệu suất hoạt động để tiết kiệm chi phí năng lượng cũng đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp cho doanh nghiệp, sử dụng năng lượng hiệu quả còn góp phần làm giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia, đồng thời giúp giảm phát thải khí nhà kính, duy trì môi trường bền vững. Đó cũng là một cách để doanh nghiệp thể hiện sự chủ động thực hiện các trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các yếu tố môi trường, phát triển bền vững và trách nhiệm cộng đồng của nhà sản xuất khi lựa chọn sản phẩm, điều này sẽ gián tiếp mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001

KẾT

Để giảm chi phí năng lượng không phải là câu chuyện dễ dàng hay có thể hoàn thiện ngày một, ngày hai. Nhưng với việc áp dụng một cách linh hoạt, đồng bộ với chiến lược rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong tiết kiệm chi phí năng lượng, tối đa lợi nhuận kinh doanh, tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.