Công nghệ mã vạch đã có tác động đối với nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau, ngay cả ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe cũng đều được ứng dụng mã vạch. Mã vạch thường được sử dụng trong các doanh nghiệp để quản lý và theo dõi hàng tồn kho. Đây là ứng dụng phổ biến nhất của mã vạch, tuy nhiên mã vạch còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Trên thực tế, công nghệ mã vạch tiếp tục được sử dụng theo nhiều cách ngày càng sáng tạo và độc đáo.
Mục lục nội dung
1. Theo dõi chế độ dinh dưỡng
Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi đảm bảo các chỉ số của cơ thể thì bạn có thể theo dõi các thực phẩm mình sử dụng thông qua mã vạch 1 cách dễ dàng. Có rất nhiều ứng dụng trên thị trường giúp bạn theo dõi thực phẩm bạn đang ăn thông qua việc quét mã vạch trên mặt hàng thực phẩm. Việc này diễn ra rất đơn giản – tất cả những gì bạn làm là chụp ảnh mã vạch bằng ứng dụng chuyên biệt và sau đó ứng dụng sẽ sử dụng thông tin hiển thị trên thực phẩm để ghi lại lượng thức ăn bạn đã ăn. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát chế độ ăn của mình và ghi chú lại nó một cách đơn giản.
2. Mua sắm bằng mã vạch
Người mua hàng giờ đây có thể sử dụng các ứng dụng điện thoại di động cho phép người dùng quét mã vạch để tìm hiểu toàn bộ thông tin về các sản phẩm họ nhìn thấy tại nơi mua sắm. Các mã vạch được quét sẽ thể hiện rõ thông tin mà người dùng cần biết về sản phẩm. Điều này giúp người mua có thể dễ dàng nắm bắt thông tin để đưa ra các quyết định mua sắm hợp lý. Đặc biệt trong thời điểm vệ sinh an toàn thực phẩm nhạy cảm, việc biết được thông tin cũng như nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng an tâm hơn rất nhiều.
3. Theo dõi số lượng cây xanh
Một trong những vấn đề chính đối với việc bảo tồn rừng mưa nhiệt đới hiện nay là vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp. Tuy nhiên, mã vạch UPC đã là một phương án hợp lý để kiểm soát mối lo ngại đang ngày một gia tăng này khi một công ty có tên Helveta đã tạo ra các mã vạch nhựa được dán vào cây trong khi chúng đang phát triển. Và chúng ta có thể kiểm soát cây xanh bằng cách quét các mã vạch ở trong chúng một khi chúng bị chặt. Hệ thống mã vạch này đã cho phép một hệ thống theo dõi gỗ và các khúc gỗ được khai thác đều được yêu cầu phải có mã vạch xác thực nguồn gốc cũng như nơi vận chuyển cuối cùng. Áp dụng mã vạch này sẽ đảm bảo việc chặt phá rừng lấy gỗ sẽ chỉ được phép khai thác hợp pháp, giảm thiểu vấn nạn khai thác bất hợp pháp.
4. Thay đổi kích thước phù hợp với sản phẩm
Mã vạch có thể được tạo ra với kích thước siêu nhỏ và phù hợp với bất cứ sản phẩm nào. Sản phẩm nhỏ không có nghĩa là không có cách sáng tạo để mã hoá sản phẩm đó. Vì điều này, doanh nghiệp không cần lo lắng khi có một sản phẩm quá nhỏ và khó có thể đăng ký mã vạch riêng cho nó. Đặc biệt, kích thước mã vạch có thể thay đổi nhưng những thông tin được chứa trong nó vẫn đảm bảo đầy đủ giúp hỗ trợ tối đa các hoạt động kiểm soát và quản lý. Ví dụ: tại Nam Phi, người ta đã phát triển một mã vạch nhỏ đến mức nó có thể được gắn vào những con ong để theo dõi thói quen thụ phấn của chúng.
KẾT LUẬN
Không thể nghi ngờ rằng công nghệ mã vạch đã phát triển qua một chặng đường dài kể từ lúc nó được phát minh ra lần đầu tiên đến những quãng thời gian nó tiếp tục phát triển trong hiện tại và tương lai. Với rất nhiều ứng dụng thực tế và lợi ích đem lại, mã vạch sẽ luôn là lựa chọn phù hợp để quản lý và kiểm soát nhiều hàng hoá, sản phẩm cũng như giúp người tiêu dùng tìm hiểu được thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, tạo tiền đề cho việc sử dụng sản phẩm an toàn.