Trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, quản lý kho luôn là một vấn đề nan giải khiến không ít những nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp cảm thấy đau đầu. Hiện nay, người ta đã ứng dụng rất nhiều giải pháp công nghệ 4.0 trong hoạt động này, nổi bật phải kể đến barcode và RFID. Vậy giữa Barcode và RFID đâu mới là lựa chọn cho quản lý hàng tồn kho?
Mục lục nội dung
1. Lợi ích khi quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả là mong muốn của bất kì doanh nghiệp nào. Vì nếu quy trình ấy không được tiến hành một cách chặt chẽ thì sẽ gây ra những tác động to lớn đến lợi nhuận và ngân sách. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một mô hình quản lý hàng tồn kho hợp lý thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như sau:
- Đảm bảo số lượng sản phẩm, hỗ trợ thương lượng với các nhà cung cấp cũng như đơn vị vận chuyển.
- Dự đoán được sự thay đổi của thị trường, việc lên xuống của giá cả sản phẩm, hàng hoá.
- Đáp ứng đủ và kịp thời về mong đợi cũng như nhu cầu của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ.
- Kiểm soát các chi phí về kho bãi, bảo hiểm, chi phí nhân công và các chi phí liên quan đến sản phẩm, hàng hoá.
- Tiết kiệm được nhiều chi phí về việc đặt hàng thường xuyên hoặc giao hàng nhiều lần.
- Không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, cung ứng đầy đủ hàng hoá cho hoạt động marketing thu hút khách hàng.
- Giảm thiểu được nhiều tổn thất do hàng tồn kho lỗi thời.
2. Quản lý hàng tồn kho bằng Barcode
2.1. Barcode là gì?
Barcode (hay còn gọi là Mã vạch) là một phương thức biểu thị dữ trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Trước đây, Barcode lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng. Nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Barcode có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Barcode là một công cụ vô cùng hữu hiệu giúp các nhà sản xuất biểu đạt thông tin về sản phẩm. Vì một mã vạch sản phẩm có thể bao gồm: tên thương hiệu, lô hàng, thông tin kiểm định, kích thước sản phẩm… Bên cạnh đó Barcode cũng được ứng dụng phổ biến trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quản lý hàng tồn kho….
Barcode được chia thành 2 loại:
- Mã vạch 1D: Cấu trúc đơn giản, có thể lưu trữ dữ liệu văn bản như ID hoặc giá của sản phẩm.
- Mã vạch 2D: Cấu trúc phức tạp hơn so với 1-D, có thể lưu trữ các loại thông tin như giá cả, số lượng, hình ảnh …
Đọc thêm: Lợi Ích Nổi Bật Khi Sử Dụng Giải Pháp Barcode
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của Barcode
Để áp dụng Barcode trong hệ thống quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần nắm được ưu điểm và nhược điểm để có thể tận dụng tối đa khả năng của nó.
Ưu điểm: Mã vạch là một công nghệ phổ biến, dễ tiếp cận, dễ sử dụng với chi phí đầu tư thấp nhưng lại có tính chính xác cao. Nó có khả năng loại bỏ được nhầm lẫn, sai sót của con người và có thể đọc bằng nhiều loại máy khác nhau. Mã vạch được sử dụng rộng rãi để định danh và quản lý tài sản.
Nhược điểm: Sẽ không thể quét được mã vạch nếu nhiệt độ lớn hơn 70 độ, và cũng cần một khoảng cách nhất định để có thể quét và đọc thông tin từ mã vạch.
2.3. Quản lý hàng tồn kho bằng giải pháp Barcode
Được mệnh danh là giải pháp quản quản lý kho thông minh, hiện đại thì chắc hẳn công nghệ cũng như giải pháp Barcode sẽ đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều những lợi ích khác nhau, có thể kể đến như:
- Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh trên thị trường từ đó có thể gia tăng lợi nhuận
- Nắm rõ tồn kho, tuổi hàng tồn kho quyết định kinh doanh phù hợp. Từ đó giảm đến 90% thiệt hại do hàng tồn quá lâu, hàng bị giảm giá
- Trợ giúp quyết định nhập hàng / sản xuất mới
- Đáp ứng nhanh chóng đơn đặt hàng của khách hàng
- Giảm 100% xuất nhập nhầm hàng nhờ tính chính xác của mã vạch
- Giảm đến 50% thời gian thao tác và nhập số liệu tại kho
- Hệ thống mã vạch xác định chính xác và nhanh chóng mã xếp giá cũng như các mã hiệu khác nhau của ấn phẩm, tăng tốc độ của nghiệp vụ quản lý ấn phẩm, nghiệp vụ mượn trả
Đọc thêm: Ứng dụng của mã QR code trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các nhà máy sản xuất
3. Quản lý hàng tồn kho với RFID
3.1. RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) hay nhận dạng tần số vô tuyến là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.
Một hệ thống RFID bao gồm một bộ phát nhỏ, một bộ thu và một bộ phát sóng vô tuyến. Khi được kích hoạt bởi một xung điện từ để truy vấn dữ liệu từ một đầu đọc RFID ở gần đó, thẻ RFID sẽ phản hồi dữ liệu số, thường là một giá trị định dạng của riêng thẻ đó, cho đầu đọc RFID. Giá trị trả về từ thẻ RFID này có thể được dùng để theo dõi vật thể, như hàng hóa, thiết bị,… Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu của thiết bị từ xa, RFID vì thế là một phương pháp của tự động nhận dạng và thu thập dữ liệu (Automatic Identification and Data Capture, viết tắt: AIDC)
Có hai loại thẻ RFID:
- Thẻ chủ động
- Thẻ thụ động
3.2. Ưu điểm & nhược điểm của RFID
Tương tự như QR code, để áp dụng thành công công nghệ RFID trong việc quản lý hàng tồn kho thì doanh nghiệp cũng cần nắm bắt được các ưu/ nhược điểm của nó.
Ưu điểm: Dữ liệu trong thẻ RFID được đọc tự động và đọc từ khoảng cách xa. Điều này giúp giảm công sức và giảm thiểu lỗi con người. RFID cũng là công nghệ có độ bảo mật cao và các thẻ có khả năng tái sử dụng. Bên cạnh đó cũng không thẻ bỏ qua một ưu điểm vô cùng vượt trội của RFID đó chính là nó có thể đọc được nhiều thẻ cùng 1 lúc.
Nhược điểm: Tín hiệu của thẻ RFID dễ bị ảnh hưởng bởi các vật liệu như chất lỏng hoặc kim loại. Việc triển khai công nghệ này cũng phức tạp hơn vì sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí của doanh nghiệp.
3.3. Quản lý hàng tồn kho với RFID
Áp dụng RFID vào quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ dễ dàng:
- Tiết kiệm thời gian, công sức, và chi phí đồng thời cũng mang lại những hiệu quả quản lý kho cao.
- Xác định thông tin về vị trí, số lượng sản phẩm ở một khu vực cụ thể.
- Thống kê được chính xác số lượng nhập – xuất kho theo ngày cụ thể, cho ra được con số thực tế nhất.
- Hỗ trợ tra cứu, kết xuất dữ liệu theo cách đơn giản, dễ dàng, phục vụ cho hoạt động quản lý kho hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể chia sẻ nhanh những thông tin về quản lý kho cho các nhà quản lý khác hoặc đến với cấp trên.
4. KẾT LUẬN
RFID và Barcode đều được áp dụng rộng rãi để quản lý tài sản và theo dõi hàng tồn kho. Đồng thời cũng là 2 phương pháp để theo dõi tài sản để định danh và thu thập thông tin. Thông tin đã mã hóa và lưu trên Mã vạch và Thẻ RFID đều có thể được đọc bởi thiết bị khác.
Do vậy, để trả lời câu hỏi nên sử dụng công nghệ nào để quản lý hàng tồn kho thì bạn cần đọc kỹ bài viết để hiểu rõ đặc điểm cũng như ưu điểm và hạn chế của từng công nghệ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu tình hình kho, kế hoạch chi phí cũng như tham khảo ý kiến các đơn vị tư vấn để tối ưu chi phí, công năng, vận hành, bảo trì sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Tự động hóa, nhà máy thông minh cùng đội ngũ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đội ngũ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP SAO MAI tự tin trở thành đơn vị tư vấn giải pháp tự động hóa cho quý vị. Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Sao Mai là đơn vị nhiều năm hợp tác với những khách hàng lớn như: Samsung, Denso, Mitsubishi, Sumitomo Electric ,…Đến với CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP SAO MAI chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp của bạn qua các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ phù hợp và tối ưu nhất.